Xe nâng hàng là sản phẩm chuyên dụng dùng trong lĩnh vực vận chuyển. Tuy nhiên, loại xe này hiện nay chưa được sản xuất trong nước mà chủ yếu là được nhập khẩu về. Thủ tục nhập khẩu xe nâng bằng tay đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn. Vì thế MH RENTAL sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về thủ tục nhập khẩu loại xe này.
Thủ tục nhập khẩu xe nâng hàng bằng tay
Để nhập được xe nâng bằng tay vào Việt Nam, bạn cần thực hiện theo 2 bước đó là: Đăng ký đăng kiểm và làm thủ tục hải quan.
Thủ tục nhập khẩu xe nâng hàng gồm 2 công đoạn
Đăng ký đăng kiểm trước khi mở tờ khai hải quan
Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 41/2011/TT-BGTVT, doanh nghiệp cần tiến hành làm thủ tục đăng kiểm cho xe nâng chuyên dùng. Bộ hồ sơ đăng ký đăng kiểm đầy đủ gồm có:
- Giấy đăng ký đăng kiểm (theo mẫu) bản chính: gồm 3 trang, có chữ ký người nhập khẩu, và đóng dấu giáp lai 2 trang đầu.
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp (do người bán cung cấp).
- Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu bản chính (theo mẫu của Thông tư 41/2011/TT-BGTVT).
- Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (Certificate of Quality – C/Q).
- Tài liệu kỹ thuật .
- Giấy giới thiệu công ty.
Kết quả kiểm định sẽ có trong thời gian từ 7 đến 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Sau đó bên Đăng kiểm sẽ đóng dấu và cấp số vào giấy đăng ký. Doanh nghiệp nên scan lại kết quả đăng kiểm để tiến hành thủ tục nhập quan. Trong thủ tục nhập quan hãy gõ thêm vào phần ghi chú thông tin là “Doanh nghiệp đã đăng ký đăng kiểm”.
Doanh nghiệp nên tiến hành làm thủ tục đăng kiểm ngay khi có giấy báo hàng đến. Điều này giúp cho quá trình nhập cảnh của hàng hóa tiến hành nhanh chóng và tránh được những thủ tục phát sinh sau này. Đồng thời, làm thủ tục sớm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lưu kho khi nhập cảnh.
Làm thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan được thực hiện theo khoản 5 Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 có sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Sau khi tiến hành hoàn tất các thủ tục hải quan, nếu doanh nghiệp muốn xin tạm giải phóng hàng về kho để chờ kết quả đăng kiểm hoặc hàng không thể kiểm tra tại bãi, thì nộp thêm công văn xin mang hàng về bảo quản, theo mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Nếu doanh nghiệp muốn xin mang hàng về bảo quản, cần lưu ý:
Đối với hàng đóng trong container, chưa được lắp ráp hoàn chỉnh và không thể kiểm tra tại bến cảng, thì doanh nghiệp nên giải tỏa hàng về kho. Sau khi lắp ráp hoàn thiện xe nâng chuyên dùng thì mới mời cán bộ đăng kiểm xuống kiểm tra hàng và giải tỏa hàng trước khi kiểm tra đăng kiểm. Trường hợp này sẽ phát sinh những vấn đề sau:
- Đối với kho hàng ở tỉnh không có cơ quan đăng kiểm, sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức việc đi lại cho cán bộ đăng kiểm xuống kiểm tra.
- Mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành xong thủ tục nhập khẩu xe nâng.
Đối với sản phẩm rời và có thể kiểm tra ngay tại cảng thì doanh nghiệp nên mời cán bộ đăng kiểm xuống kiểm tra hàng ngay tại cảng trước khi xin giải tỏa hàng về kho ( hoặc đang trong thời gian chờ kết quả đăng kiểm). Sau đó mới giải tỏa hàng khi đã kiểm tra xe đăng kiểm xong. Trường hợp này sẽ giúp doanh nghiệp:
- Tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí đi lại.
- Hoàn tất thủ tục nhập khẩu xe nâng, máy xúc, máy đào suôn sẻ và dễ dàng hơn.
Chính sách thuế cho mặt hàng xe nâng
Hầu hết các mặt hàng xe nâng, chuyên dùng có mã số HS nằm trong chương 84 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành. Mức thuế nhập khẩu cho mặt hàng này là 0% và thuế VAT là 10%.
Hy vọng với những thông tin mà MH RENTAL vừa cung cấp, bạn sẽ hiểu hơn về thủ tục nhập khẩu xe nâng bằng tay và hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu.
Công ty TNHH MH Rental Việt Nam
Chuyên bán và cho thuê xe nâng người xe nâng hàng
Hotline:0982.0980.36