0973 081 446

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực xe nâng hàng

Nhằm giải phóng sức lao động của con người cũng như để tiết kiệm thời gian và chi phí, các thiết bị xe nâng hàng được ứng dụng càng ngày càng phổ biến hơn. Để xe nâng hàng có thể hoạt động được không thể không nhờ đến hệ thống thủy lực của xe. Vậy hệ thống thủy lực xe nâng hàng là gì, có cấu tạo như thế nào? Và nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực ở xe nâng hàng là gì?

>>Xem thêm: xe nâng đa năng telehandler

Cấu tạo của hệ thống thủy lực ở xe nâng hàng

Về cơ bản, hệ thống thủy lực của xe nâng hàng bao gồm một thùng dầu thủy lực cùng với hệ thống đường ống phân phối dẫn dầu thủy lực. Và những bộ phận chính để tạo thành hệ thống này bao gồm:

  • Tiết lưu và van một chiều song song
  • Bơm thuỷ lực
  • Động cơ nhiệt
  • Quạt mát
  • Lọc dầu
  • Van an toàn
  • Van phân phối
  • Xilanh điều khiển nâng hạ
  • Xilanh thay đổi góc nghiêng
  • Động cơ thuỷ lực (xi lanh nâng – đẩy hàng)
  • Hộp số
  • Cầu chủ động

Trong đó, động cơ thủy lực, hay còn gọi là xi lanh nâng – đẩy hàng chính là cơ cấu chấp hành, có tác dụng biến đổi áp năng dầu trở thành cơ năng, nhờ vậy có thể thực hiện những chuyển động thẳng. Khi đó dầu sẽ tràn vào buồng dưới xi lanh.

Cấu tạo hệ thống thủy lực xe nâng hàng gồm nhiều bộ phận

Cấu tạo của xi lanh bao gồm các loại như sau: xi lanh tác dụng kép, xi lanh tác dụng đơn. Trong trường hợp bạn có hệ thống xi lanh thủy thì đây là xi lanh tác dụng kép.

Van phân phối trong hệ thống, còn được gọi là van tỷ lệ. Van có 3 phần chính gồm thân van, con trượt và nam châm điện.

Bộ phận này có tác dụng đổi nhánh dòng chảy giữa các nút của lưới đường ống. Sau đó sẽ phân phối chất lỏng vào các đường ống tùy theo sự điều khiển chiều chuyển động.

Chất lỏng từ bơm trước truyền đến động cơ thủy lực qua cơ cấu phân phối, đây là điểm tập trung các đầu mối lưu thông chất lỏng, giúp đưa chất lỏng phân phối tới những nhánh khác nhau của lưới đường ống.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực xe nâng hàng

  • Đầu tiên bơm thủy lực trong hệ thống này sẽ hút dầu/chất lỏng từ thùng chứa ở đầu bên này của hệ thống và đẩy sang đầu bên kia, nhờ có một áp lực cao được sử dụng để vận hành hệ thống thủy lực này.
  • Sau đó dầu thủy lực có trong thùng chứa sẽ được bơm thủy lực hút lên. Rồi sau đó nhờ có áp lực cao mà giúp nén lại, nhằm để vận hành những xi lanh thủy lực, nằm ở bên trong hệ thống thủy lực của xe nâng hàng hóa.
  • Tiếp theo đó, nhiên liệu dầu này sẽ được đưa lên van điều khiển, nhằm để tiếp tục vận hành hệ thống nâng lên và hạ xuống, nhờ sự tác động vào bảng điều khiển của người lái xe nâng hàng.

"Nguyên

Lưu ý: Bộ chia dầu thường hay được chia làm 2 tép, nhưng cũng có thể chia làm 4 hoặc 5 tép, tùy loại sản phẩm.

Cách để điều khiển sự nâng hạ thủy lực ở xe nâng hàng

Cách điều khiển hệ thống nâng hạ thủy lực của xe nâng hàng về cơ bản bao gồm:

Mỗi tép bao gồm 1 cần điều khiển và có nhiều cần để nâng hạ. Những cần này được điều khiển bởi tài xế vận hành xe, ví dụ như vận hành các chức năng: nâng hạ hàng hóa, điều chỉnh độ nghiêng hoặc điều chỉnh sideshift, …

Còn nếu trong lúc chưa cần đến việc nâng hạ thủy lực thì khi đó lượng dầu bị ép lại trong hoặc ở trên van điều khiển được hồi trả lại thừa chứa dầu thủy lực, nhờ điều kiện áp suất thấp.

Hệ thống thủy lực xe nâng hàng có ưu điểm là có thể kết hợp cùng một nguồn bơm cho toàn bộ hệ thống truyền lực và cơ cấu nâng hàng hóa. Thế nên giúp việc điều khiển nhẹ nhàng, vận hành êm ái, lại đảm bảo an toàn. Tuy nhiên để đảm bảo điều này thì các bạn cần có sự bảo dưỡng tỉ mỉ nhằm đảm bảo độ bền của hệ thống.


Công ty TNHH MH Rental Việt Nam

Chuyên bán và cho thuê xe nâng người xe nâng hàng

Hotline:0982.0980.36

Rate this post

Trả lời

Chuyển lên trên