Xe nâng hàng, xe nâng người là những thiết bị không còn xa lạ gì với cuộc sống hiện đại. Trong quá trình sử dụng loại xe này, hệ thống thắng xe nâng là yếu tố cần được quan tâm hơn bao giờ hết vì nó quyết định sự an toàn khi vận chuyển. Trong bài viết này, MH RENTAL sẽ giới thiệu những điều cần biết về hệ thống thắng của xe nâng để bạn có cái nhìn tổng quan nhất!
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thắng xe nâng
Khi xe nâng đang di chuyển, muốn giảm tốc độ của xe thì cần phải tạo ra một lực tác động đủ lớn để bánh xe quay chậm lại. Ở xe nâng, người điều khiển cần tác động vào thắng của xe để tạo ra một lực cản làm cho các bánh xe dừng lại.
Nói cách khác, bằng cách tác động lên các thắng làm cho các bánh xe ngừng quay, năng lượng (động năng) của các bánh xe chuyển thành nhiệt do ma sát (nhiệt năng). Các cụm phanh của xe nâng được nhà sản xuất trang bị cũng cần giảm tốc độ theo mức thích hợp của người điều khiển, có như vậy mới có thể đảm bảo an toàn.
Tầm quan trọng của hệ thống thắng xe nâng
Với xe nâng hàng và cả xe nâng người, hệ thống thắng xe nâng (hay còn gọi là phanh xe nâng) là một bộ phận quan trọng, nó quyết định đến yếu tố làm giảm tốc độ và dừng chuyển động của xe nâng. Nếu hệ thống thắng xe bị hư hỏng sẽ làm cho thắng không ăn hoặc ăn lệch sẽ gây ra sự mất an toàn khi sử dụng.
Một số trường hợp hư hỏng ở thắng xe nâng còn gây kẹt bánh xe ở mức độ khác nhau làm cho xe chạy không bình thường và có thể kéo theo cả những hư hỏng khác.
Phân loại hệ thống thắng xe nâng thường gặp
Tùy vào từng loại xe nâng mà nhà sản xuất sẽ trang bị những hệ thống thắng xe nâng phù hợp nhất. Sau đây là những hệ thống thắng của xe nâng thường gặp nhất, cụ thể:
Hệ thống phanh tay (thắng tay)
Hệ thống này thường được sử dụng khi xe nâng dừng, đỗ. Hệ thống phanh tay sẽ tác động vào các phanh bánh sau qua dây kéo để xe nâng không dịch chuyển được nữa.
Với xe nâng dầu thì hệ thống phanh tay được trang bị là phanh cơ khí. Ưu điểm của loại phanh này đó là đơn giản, gọn nhẹ, ít hỏng hóc và độ tin cậy cao. Các xe nâng thường để vận chuyển hàng nặng do đó khi dừng xe cần 1 lực lớn để hãm, không cho xe di chuyển. Vì thế nên hệ thống phanh cơ khí thường được ưu tiên sử dụng cho xe nâng.
Hệ thống phanh chân (phanh chính)
Được sử dụng khi xe nâng đang chạy. Đối với loại xe nâng dầu thì thường được trang bị hệ thống phanh chính là phanh tang trống. Loại phanh này sử dụng má phanh ép vào guốc phanh. Khi tác động lực, má phanh sẽ bị ép vào mặt trong của trống phanh (phần liên kết với bánh xe nâng) từ đó làm giảm tốc độ của xe nâng.
Trong đó, guốc phanh được làm từ nhôm đúc nên khá nhẹ, khả năng tản nhiệt tốt. Má phanh là phần bề mặt tiếp xúc trực tiếp với trống phanh nhằm giảm tốc độ của xe nâng. Mâm phanh có gắn cụm phanh, có các lỗ, vấu lồi để gắn xilanh thủy lực, lò xo giữ cáp phanh tay và guốc phanh.
Ở cụm phanh tang trống thường dùng 2 lò xo gọi là lò xo hồi vị. Một bộ dùng để kéo guốc phanh về vị trí nhả, một bộ giữ guốc phanh tự vào mâm phanh. Bộ phần này giữ nhiệm vụ then chốt, khi nhả phanh ra, lò xo sẽ kéo guốc phanh trở về và đẩy piston về trạng thái như ban đầu.
Ở xe nâng dầu phanh chân thường là phanh thủy lực vì nó đơn giản, gọn nhẹ, lực tác động nhanh mà không có thời gian trễ như phanh cơ khí. Trong quá trình làm việc, khi cần giảm tốc nhanh hệ thống phanh thủy lực sẽ được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên cũng khuyến cáo rằng, với những xe nâng đang chở hàng nặng thì không nên phanh gấp xe vì nó sẽ tạo lực quán tính lớn dễ làm xô lệch, đổ vỡ hàng hóa.
Một số lỗi thường gặp trong hệ thống thắng xe nâng
Dưới đây là những lỗi thông thường mà hệ thống thắng của xe nâng thường gặp phải, hãy theo dõi và nhận biết khi xe nâng xảy ra sự cố để có hướng giải quyết, cụ thể như sau:
- Lực phanh thiếu: Đối với lỗi này có thể hệ thống thắng xe đã gặp các trường hợp như má phanh bị mòn, má phanh dính dầu, thiếu dầu phanh, có không khí trong đường ống dầu của phanh, xilanh chính bị bó cứng, má phanh bị dơ, nứt vỡ.
- Phanh kêu: Với lỗi này có thể là do má phanh bị hỏng, bị mòn, thắng dính vật lạ, guốc phanh bị biến dạng, bề mặt guốc phanh hoặc đĩa phanh bị mòn.
- Phanh bị bó: Có thể là do tắc lỗ dầu xilanh chính. Trong trường hợp này bạn hãy kiểm tra các xilanh chính và điều chỉnh cần đẩy xi lanh chính là có thể xử lý được.
- Phanh không làm việc hoặc nặng bất thường: Lỗi này có thể là do bị lỏng mối nối, bị tắc hoặc hở đường ống chân không, các van và gioăng làm kín, màng chân không bị hỏng, van điều khiển hoạt động không đúng, vị trí van không khí hoặc van chân không bị sai lệch, tắc đường ống xả khí.
- Bó phanh: Do van không khí hoặc chân không bị vênh, điều chỉnh thanh đẩy sai hoặc không điều chỉnh được thanh đẩy.
- Phanh không ăn: Có thể là do đường chân không bị tắc, thủng.
- Chân phanh kêu hoặc giật: Nguyên do van không khí, van chân không bị lệch, khe hở của thanh đẩy và xilanh điều chỉnh lớn, thanh đẩy không điều khiển được.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống thắng xe nâng, nếu cần được tư vấn thêm hãy liên hệ MH RENTAL để được giải đáp cụ thể nhất qua hotline: 0973.081.446.
Công ty TNHH MH Rental Việt Nam
Chuyên bán và cho thuê xe nâng người xe nâng hàng
Hotline:0982.0980.36